Chính trị hậu thuộc địa Thuyết tương đối văn hóa

Sau sự bắt đầu tan rã của đế quốc thực dân AnhPháp, và sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, các nhà nhân chủng học đặc biệt chú ý tới mối quan hệ thống trị và nô dịch đã liên kết xã hội phương Tây với các xã hội không thuộc phương Tây, và mối quan hệ trong cấu trúc của bất kì xã hội nhất định nào. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến tranh Lạnh, các nhà nhân chủng học lại một lần nữa phải đối diện với mối quan hệ giữa chính trị và khoa học.

Boas và sinh viên của ông hiểu nhân chủng học là một môn khoa học lịch sử, hay một môn khoa học về con người, liên quan tới việc đối tượng này (những nhà nhân chủng học) nghiên cứu về những đối tượng khác (con người và hoạt động của con người), chứ không phải là nghiên cứu về các vật thể (như là đá hay các vì sao). Trong điều kiện đó, nhận xét một cách khách quan thấy rằng nghiên cứu khoa học có thể có hệ quả chính trị, và những người truyền thừa của Boas không hề thấy sự xung đột giữa nỗ lực khoa học của họ để hiểu về những nền văn hóa khác và những tác động của chính trị đối với sự đánh giá văn hóa của họ.

Đối với những nhà nhân chủng học làm việc một cách truyền thống, học thuyết rằng thuyết tương đối văn hóa là nền tảng của thuyết tương đối đạo đức bị bài xích. Đối với các chính trị gia, đạo đức gia và nhiều nhà xã hội học (nhưng chỉ số ít nhà nhân chủng học) nhận thấy rằng khoa học và sở thích của con người cần được tách biệt hoặc thậm chí đối lập, tuy nhiên, trong thời kì đầu những nguyên tắc trong học thuyết tương đối văn hóa của Boas vẫn bị bài xích. Vì thế, thuyết tương đối văn hóa phát triển dưới sự công kích bởi những phía đối lập và lý do đối lập.

Liên quan